Lạp xưởng là một món ăn không những có giá trị dinh dưỡng cao được nhiều người ưa thích nhất là trong những dịp tết, mùi vị thơm ngon mà thời gian bảo quản tương đối dài và dễ chế biến. Ngoài cách dùng như một món ăn thông thường sau khi được hấp, nướng hoặc chiên, lạp xưởng còn được dùng như một nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn khác, không chỉ vậy sự tiện lợi là một trong những yếu tố để lạp xưởng là món ăn được nhiều người dùng trong bửa ăn hằng ngày. Lạp xưởng được làm từ thịt nạc và thịt mỡ lợn xay nhuyễn trộn với rượu, đường rồi nhồi vào ruột lợn khô để chín bằng cách lên men tự nhiên.
Để tạo niềm tin cho khách hàng, cũng như khẳng định chất lượng so với các sản phẩm trôi nổi không nhãn mác trên thị trường thì việc kiểm nghiệm chất lượng để Công bố tiêu chuẩn chất lượng là điều cần thiết, không thể bỏ qua đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh loại sản phẩm này. Đồng thời, đây chính là điều kiện pháp lý bắt buộc để sản phẩm của doanh nghiệp được lưu thông hợp pháp trên thị trường Việt Nam.
Mục đích của việc kiểm nghiệm lạp xưởng
- Thứ nhất, việc kiểm nghiệm này, giúp cho đơn vị sản xuất có căn cứ để làm thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và thực hiện kế hoạch giám sát định kỳ hay nói cách khác là kiểm nghiệm định kỳ (02 lần/năm đối với sản phẩm của các cơ sở chưa được cấp chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng) được quy định tại Thông tư 19/2012/TT-BYT
- Thứ hai, căn cứ vào kết quả kiểm nghiệm sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá đúng đắn và điều khiển sản xuất theo hướng đã định, phát hiện những sai sót về sử dụng nguyên liệu, quy trình, thao tác, tìm ra nguyên nhân để khắc phục kịp thời.
- Thứ ba, việc kiểm định còn giúp doanh nghiệp tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm,điều chỉnh, tối ưu hóa quy trình sản xuất để đưa đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng, đảm bảo dinh dưỡng, an toàn thực phẩm
Nguyên tắc xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm lạp xưởng
Chỉ tiêu kiểm nghiệm lạp xưởng phải tuân theo:
- Quyết Định số 46/2007/QĐ – BYT ban hành ngày 19/12/2007 (Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hoá học trong thực phẩm)
- QCVN 8-2:2011/BYT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm)
- QCVN 8-3:2012/BYT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm)
Chỉ tiêu kiểm nghiệm lạp xưởng
- Các chỉ tiêu cảm quan: Trạng thái, màu sắc,..
- Các chỉ tiêu hóa lý: Độ ẩm, năng lượng,…
- Các chỉ tiêu vi sinh: Tổng số vi sinh vật hiếu khí, E.Coli,…
- Các chỉ tiêu kim loại nặng: Cadimi, Chì,…
Dựa vào các chỉ tiêu trên, tùy vào từng loại sản phẩm và mục đích kiểm nghiệm (kiểm tra chất lượng, kiểm nghiệm định kỳ, kiểm nghiệm để công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm…) doanh nghiệp có thể bổ sung hay giảm bớt một số chỉ tiêu nhằm tiết kiệm thời gian và tối ưu chi phí nhưng vẫn phải đảm bảo đúng theo qui định của Bộ Y Tế.
Cách bảo quản lạp xưởng đúng cách
Cách bảo quản lạp xưởng tươi: Có thể đơn giản bằng cách bảo quản trong tủ lạnh. Hoặc để lạp xưởng thơm và ngon hơn, thậm chí tăng thười gian bảo quản lên đến 3-6 tháng thì bạn có thể luộc lạp xưởng với nước dừa xiêm ở lửa liu riu để nước dừa ngấm vào trong lạp xưởng. Sau đó để nguội rồi mới cho vào ngăn mát hay ngăn đá (có thời gian bảo quản lâu hơn ngăn mát).
Cách bảo quản lạp xưởng khô: Không thể được đặt trong tủ lạnh. Nên để lạp xưởng ở những nơi khô thoáng có thể treo cạnh bếp. Hoặc xếp lạp xưởng nằm xung quanh 1 ly rượu trắng để dựa vào hơi rượu đuổi ruồi, kiến … Thỉnh thoảng thì thay rượu đi nhé!