Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đang được xem là tấm giấy “thông hành” trong kinh doanh đối với các chủ cơ sở, thế nhưng việc cấp giấy chứng nhận đó cần có những điều kiện gì, lệ phí và thời hạn hiệu lực của nó có giá trị trong bao nhiêu lâu thì không phải chủ cơ sở nào cũng biết rõ về điều đó.
Vì thế trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn một số thông tin hữu ích liên quan đến những vấn đề này nhé.
Cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cần những gì?
Hồ sơ cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có những giấy tờ cần thiết sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện theo mẫu quy định
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở ( bản sao)
- Bản thuyết minh cụ thể về cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của nhà nước.
- Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh.
- Giấy chứng nhận sức khỏe từ cấp huyện trở nên.
Thẩm quyền và trình tự cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định tại điều 35 của luật an toàn thực phẩm, trong đó cơ sở kinh doanh, sản xuất thuộc lĩnh vực nào thì sẽ do Bộ phụ trách lĩnh vực đó thực hiện.
Hiện nay đang có 3 bộ quản lý việc thực hiện cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là Bộ y tế; Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn; Bộ công thương.
Trong Luật an toàn thực phẩm năm 2010 cũng quy định rất rõ ràng trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của công dân thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho cơ sở.
Lệ phí và thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Đối với lệ phí cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm sẽ gồm có phí thẩm định xét duyệt hồ sơ và phí kiểm tra thẩm định trực tiếp tại cơ sở.
Trong đó phí thẩm định hồ sơ là 50.000 đồng/ cơ sở và 200.000 đồng đối với phí kiểm tra thẩm định trực tiếp tại cơ sở yêu cầu cấp giấy chứng nhận.
Thời hạn có giá trị của giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là 03 năm kể từ ngày cấp có thẩm quyền kí và ban hành.
Có một điểm lưu ý đối với các cơ sở sản xuất đó là khi giấy chứng nhận an toàn thực phẩm gần hết hạn thì chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh phải làm hồ sơ xin cấp lại theo đúng quy định tại điều 36 của luật an toàn thực phẩm năm 2010.
Trên đây là những kiến thức cần thiết để bạn có thể chuẩn bị tốt về mặt hồ sơ, giấy tờ và lệ phí khi xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho cơ sở của mình.
Còn nếu bạn vẫn còn những vấn đề về mặt pháp lý cần tư vấn thì có thể truy cập vào trang web https://hosogiayphep.com/ để được các chuyên viên tư vấn pháp lý hỗ trợ nhé.