Hàng trăm loại rau, củ, quả, bao gồm loại có thịt như táo, đào, lê, kiwi và dưa hấu đều có giá trị thương mại vì được dùng làm thức ăn cho người. Chúng có thể được ăn sống, làm mứt hoặc bảo quản theo nhiều cách. Quả cũng được dùng để làm ra các sản phẩm như bánh quy, bánh nướng xốp, sữa chua, kem, bánh ngọt và nhiều loại khác. Nhiều loại quả được dùng làm thức uống, chẳng hạn như nước ép (cam, táo, nho…), hoặc thức uống có cồn.. Quả cũng được dùng làm quà tặng (Giỏ Quà)
Muốn lưu hành sản phẩm từ rau, củ, quả (Rau quả tươi, rau quả đông lạnh, rau quả muối, rau quả khô…) trên thị trường cần phải xét nghiệm và công bố chất lượng sản phẩm theo Nghị định 38/2012/NĐ-CP (Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm 2010 Quốc Hội) do Bộ Y tế ban hành. Ngoài ra, xét nghiệm sản phẩm từ rau, củ, quả phải tiến hành định kỳ 06 tháng/lần đối với những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm từ rau, củ, quả nhằm kiểm soát chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tuy nhiên, công nghệ chế biến rau quả có những đặc điểm rất riêng đó là vừa cần những công nghệ hiện đại lại vừa phải chế biến thủ công ở một số khâu, do đó trong quá trình chế biến khó tránh khỏi nguy cơ sản phẩm bị nhiễm vi sinh và các hóa chất không mong muốn khác.
Chính vì thế, để có cơ sở đánh giá mức độ an toàn của sản phẩm, các sản phẩm rau củ quả trước khi đưa ra thị trường bắt buộc phải tiến hành kiểm nghiệm. Kết quả kiểm nghiệm là bằng chứng quan trọng để chứng minh sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam.
Chỉ tiêu kiểm nghiệm rau củ quả tươi phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Quyết Định số 46/2007/QĐ – BYT (Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hoá học trong thực phẩm)
- QCVN 8-2:2011/BYT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm)
- QCVN 8-3:2012/BYT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm
- Các tiêu chuẩn Việt Nam về rau củ quả (TVCN)
STT | CHỈ TIÊU | PHƯƠNG PHÁP THỬ NGHIỆM |
CẢM QUAN VÀ CƠ LÝ | ||
1. | Cảm quan ( trạng thái, mùi, vị, màu sắc ) | Cảm quan |
2. | Tạp chất (cát sạn) | TK. TCVN 4808:2007 |
3. | Tỷ lệ cái, tịnh | TCVN 4414:1987 |
THÀNH PHẦN CHẤT LƯỢNG | ||
4. | Độ ẩm(*) | FAO, 14/7, 1986/ Karfisher |
5. | Đường tổng(*) | TCVN 4594:1988 |
6. | Đường khử | TCVN 4594:1988 |
7. | Carbohydrate | TCVN 4594:1988 |
8. | Xơ thô | TK.TCVN 5103:1990 |
9. | Tinh bột(*) | FAO, 14/7, 1986 |
10. | Muối (NaCl) | AOAC 937.09 (2011) |
11. | Piperin | ISO 5564 :1993 |
12. | Acid tổng số(*) | TCVN 4589:1988 |
13. | Acid bay hơi | TCVN 4589:1988 |
14. | Tro tổng(*) | FAO, 14/7, 1986 |
15. | Tro không tan trong HCl(*) | TCVN 7765:2007 |
16. | Phospho tổng số | AOAC 995.11 (2011) |
17. | Đạm(*) | FAO, 14/7, 1986 |
18. | Béo(*) | FAO, 14/7, 1986 |
19. | Béo bão hòa | TK. AOAC 966.17 (2011) |
20. | Xơ dinh dưỡng | AOAC 985.29 (2011) |
21. | Năng lượng (tính từ béo, đạm, carbohydrate) | Bảng NUTRITION FACTS |
KIM LOẠI NẶNG | ||
22. | Arsen (As)(*) | AOAC 986.15 (2011) |
23. | Thủyngân (Hg)(*) | AOAC 974.14 (2011) |
24. | Cadimi (Cd)(*) | AOAC 999.11 (2011) |
25. | Chì (Pb)(*) | AOAC 999.11 (2011) |
VI SINH – Rau quả tươi, rau quả đông lạnh | ||
26. | Tổng số vi khuẩn hiếu khí(*) | TCVN 4884:2005
ISO 4833:2003 |
27. | Coliforms(*) (CFU) | TCVN 6848:2007
ISO 4832:2007 |
28. | E.coli(*) (CFU) | TCVN 7924-2:2008
ISO 16649-2:2001 |
29. | Staphylococcus aureus(*) | AOAC 2003.07:2011 (Petrifilm) |
30. | Clostridium perfringens(*) | TCVN 4991:2005
ISO 7937:2004 |
31. | Salmonella spp (*) | TCVN 4829:2008
ISO 6579:2007 |
VI SINH – Rau quả muối, rau quả khô, café, hạt điều, tiêu… | ||
32. | Tổng số vi khuẩn hiếu khí (*) | TCVN 4884:2005
ISO 4833:2003 |
33. | Coliforms(*) (CFU) | AOAC 991.14:2011 (Petrifilm) |
34. | E.coli(*) (CFU) | AOAC 991.14:2011 (Petrifilm) |
35. | Clostridium perfringens(*) | TCVN 4991:2005
ISO 7937:2004 |
36. | Bacillus cereus(*) | TCVN 4992:2005
ISO 7932:2004 |
37. | Nấm men-Nấmmốc(*) | TCVN 8275-1:2010
ISO 21527-1:2008 (dạng lỏng) TCVN 8275-2:2010 ISO 21527-2:2008 (dạng rắn) |
Tùy thuộc vào từng loại sản phẩm và mục đích kiểm nghiệm (Công bố hợp quy để đưa sản phẩm ra thị trường, xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, giám sát chất lượng định kỳ theo quy định,… ) mà doanh nghiệp có thể xây dựng chỉ tiêu phù hợp cho sản phẩm của riêng mình, một vài trường hợp cho phép cắt giảm chỉ tiêu để rút ngắn thời gian cũng như tiết kiệm chi phí cho việc kiểm nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng về khâu lấy mẫu mang đi kiểm tra, xây dựng chỉ tiêu cần kiểm nghiệm, giảm thời gian tiết kiệm chi phí, tư vấn xin chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, hướng dẫn thủ tục công bố sản phẩm chi tiết.
Để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh hãy liên hệ cho chúng tôi ngay:
CÔNG TY TNHH MTV SXTM DỊCH VỤ SBI MIỀN NAM
Hotline: 097.8263.668 – 033.924.0600
Email: [email protected]
Website : https://hosogiayphep.com