Mất an toàn vệ sinh thực phẩm và nguy cơ ngộ độc trong cộng đồng

Mất an toàn vệ sinh thực phẩm
Mất an toàn vệ sinh thực phẩm
Rate this post

Thời gian gần đây xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm tại các địa phương, thậm chí đã có trường hợp tử vong. Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm càng nhận được nhiều sự quan tâm từ người tiêu dùng trên cả nước, đặc biệt tại các đô thị lớn.

Bác sĩ đang điều trị cho bệnh nhân bị ngộ độc.

Nhiều vụ ngộ độc thực phẩm hàng loạt

Gần nhất, vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại chung cư Palm Heights (TP Thủ Đức, TPHCM) khiến 1 trẻ tử vong và 50 trường hợp khác cùng có những triệu chứng ngộ độc sau khi ăn bánh su kem vào đêm Trung thu (ngày 29.9).

Sau khi điều tra, làm rõ nguyên nhân, Sở Y tế TPHCM thông tin, nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm của nhiều người sau bữa tiệc Trung thu tại chung cư Palm Heights do nhiễm khuẩn. Ngành Y tế TP cũng đã lấy mẫu phân xét nghiệm tìm tác nhân gây ngộ độc. Kết quả xét nghiệm PCR phân của 2 trẻ được lấy mẫu cho thấy có chứa vi khuẩn Salmonella spp, gây ngộ độc thực phẩm.

Trước đó, một số vụ ngộ độc hàng loạt cũng đã khiến nhiều người không khỏi lo lắng trước vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trong cộng đồng.

Cụ thể, vụ ngộ độc bánh mì Phượng tại Hội An (tỉnh Quảng Nam) đã khiến cả trăm người nhập viện với các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, nôn… do nhiều loại vi khuẩn sinh độc tố xuất hiện trong các mẫu rau, chả lợn, thịt heo, xíu mại… Hay vụ ngộ độc của 72 em học sinh tại Trường tiểu học Kim Giang (Hà Nội) sau chuyến dã ngoại của trường do vi khuẩn tụ cầu vàng nhiễm vào thịt gà có trong suất ăn.

May mắn, tình trạng sức khỏe tất cả ca ngộ độc trên đều ổn định, riêng 1 trường hợp bé gái 6 tuổi trong vụ ngộ độc thực phẩm sau tiệc Trung thu tại TPHCM có những dấu hiệu trở nặng, diễn tiến xấu nên đã tử vong.

Cần thận trọng vì nguy hiểm luôn rình rập

Mất an toàn vệ sinh thực phẩm
Mất an toàn vệ sinh thực phẩm

Tại buổi họp báo Kinh tế – Xã hội định kỳ của UBND TPHCM vào ngày 5.10, bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM chia sẻ, kinh nghiệm cho thấy chúng ta thông tin càng sớm càng tốt, nhất là đối với những người có thể trạng yếu, mắc bệnh nền, khi ngộ độc kéo dài không giải quyết sớm có khả năng chuyển nặng, thậm chí gây tử vong. “Chúng ta đã giữ nhiều năm không để xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm gây chết người, trừ trường hợp rượu methanol nhưng hiện tại xảy ra tình trạng này thì thật đáng tiếc. Đáng tiếc vô cùng!”, bà Lan nói.

Qua đó, bà Lan nhấn mạnh, nguy hiểm luôn luôn rình rập xung quanh. Mục tiêu của Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, kéo giảm đến mức thấp nhất, thậm chí bằng 0 số vụ ngộ độc.

Trao đổi với Lao Động, bác sĩ Chuyên khoa Nội – Tổng quát Phan Xuân Trung, Trung tâm Y khoa MEDIC Hòa Hảo cho biết, hạn sử dụng không phải là vấn đề duy nhất dẫn đến ngộ độc thực phẩm, mà còn do cách bảo quản không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Trong điều kiện bảo quản tốt, thực phẩm còn nguyên bao bì thì có thể không sao, nhưng thực phẩm đã bóc ra, để hở ngoài không khí, để qua ngày, tạo điều kiện thuận lợi cho vi trùng phát triển, gây ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt, đối với các đồ ăn dinh dưỡng cao như thịt cá, sữa là nơi vi khuẩn Staphylococcus aureus dễ sinh sôi và phát triển nhất.

Bác sĩ Phan Xuân Trung cũng cho biết thêm, tụ cầu trùng vàng Staphylococcus aureus hiện diện trên bề mặt da, mũi, họng nên dễ có khả năng bám vào thực phẩm và sinh độc tố enterotoxin. “Độc tố enterotoxin mọc từng nhóm, có màu vàng. Khi ăn phải độc tố enterotoxin, độc tố sẽ phát tán trong cơ thể, ruột phản kháng bằng cách gây tiêu chảy dẫn đến mất điện giải và thậm chí là tử vong”, bác sĩ Trung chia sẻ.

Chính vì thế, các bác sĩ khuyến cáo, người dân nên vệ sinh ăn uống thật kĩ, chế biến, bảo quản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Không sử dụng thực phẩm quá hạn sử dụng, hạn bảo quản. Thực phẩm phải còn nguyên, tuyệt đối nên loại bỏ, không sử dụng thực phẩm đã bị thủng hộp, bao bì, bị phồng hoặc biến dạng, biến màu… Cần rửa tay thật sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, hạn chế cầm nắm vào vật dễ nhiễm khuẩn.

Đặc biệt, đối với những trường hợp ăn phải thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, sẽ có các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, nôn ói, tay chân bủn rủn… Người bệnh cần bổ sung nước, chất điện giải và nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất cùng mẫu thực phẩm nghi ngờ để bác sĩ có những phương pháp điều trị kịp thời, tránh những tình huống không mong muốn xảy ra.

Hiện nay: ATVSTP.ORG.VN hỗ trợ mọi thủ tục giấy tờ nhanh và đầy đủ nhất tại khu vực Tp.Hồ Chí Minh. Các khu vực khác vui lòng gọi Hotline: 0909.730.849 để chúng tôi tư vấn đầy đủ tốt nhất cho bạn theo từng khu vực. Xin cảm ơn. Địa chỉ: 47/111 Nguyễn Hữu Tiến, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 0975 730 849

Website: https://atvstp.org.vn

Nguồn: https://laodongtre.laodong.vn/suc-khoe/mat-an-toan-ve-sinh-thuc-pham-va-nguy-co-ngo-doc-trong-cong-dong-1252390.ldo