Nếu như trước đây, tất cả sản phẩm đều cần phải đăng ký bản công bố sản phẩm với cơ quan chức năng. Thì hiện nay, đối với một số thực phẩm, doanh nghiệp cũng có thể tự công bố sản phẩm cho mình. Vậy thì, thủ tục tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm cụ thể và tư vấn công bố sản phẩm như thế nào?
Những thực phẩm trong danh sách tự công bố sản phẩm
Theo nghị định 15/2018/NĐ-CP thì những thực phẩm sau sẽ nằm trong nhóm thực phẩm mà doanh nghiệp có thể tự công bố kết quả sau đó gửi bản công bố đến cơ quan chức năng.
Sau khi công bố thì những thực phẩm này sẽ được lưu thông và kinh doanh trên thị trường theo đúng luật an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu công ty nào không công bố mà vẫn buôn bán thực phẩm thì sẽ bị xử phạt theo pháp luật nhà nước.
Thực phẩm thường sản xuất trong nước
Đối tượng đầu tiên có thể làm thủ tục tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm là những thực phẩm thường sản xuất trong nước.
Những thực phẩm này không yêu cầu quá cao và có thể sử dụng cho mọi đối tượng nên doanh nghiệp có thể tự công bố về thành phần cũng như chức năng mà thực phẩm mang lại.
Thực phẩm thường nhập khẩu
Hàng nhập khẩu cũng có thể tự công bố vệ sinh an toàn thực phẩm mà không cần đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, thực phẩm này phải là thực phẩm thường nhập khẩu. Nghĩa là thực phẩm nhập khẩu này không bắt buộc dành cho những đối tượng đặc biệt.
Không phải tất cả những thực phẩm nhập khẩu đều cần đăng ký với cơ quan chức năng. Bởi đối với một số thực phẩm nhập khẩu thường xuyên sử dụng và không khuyến cáo nên dùng cho những đối tượng nào thì doanh nghiệp cũng có thể tự công bố.
Thực phẩm dinh dưỡng, chức năng
Nhóm thực phẩm tự công bố tiêu chuẩn nữa là thực phẩm dinh dưỡng. Trong đó, thành phần dinh dưỡng, chất phụ gia và những vấn đề liên quan được công ty nghiên cứu và tự công bố trên thị trường.
Thực phẩm dinh dưỡng cũng chứa nhiều nhóm thực phẩm khác nhau. Trong đó, thực phẩm chế biến gói sẵn sẽ được tự công bố.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể tự công bố một số sản phẩm thực phẩm đóng gói có sẵn, những vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm mà doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh hoặc những dụng cụ đựng thực phẩm cũng nằm trong danh sách tự công bố.
Thủ tục tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm
Khi đã biết được nhóm thực phẩm có thể tư vấn công bố sản phẩm thì doanh nghiệp cần tìm hiểu cho mình thủ tục tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm bao gồm những gì?
Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm
Mỗi doanh nghiệp khi muốn hoàn thành thủ tục tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm thì việc đầu tiên đều cần phải làm đó chính là chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nhất.
Phần hồ sơ này là điều kiện nhất thiết phải có và tuyệt đối không được sai sót. Vì vậy, khi muốn tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm thì doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ mục này.
Hồ sơ này bao gồm:
- Bản tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm. Bản này đã có mẫu sẵn theo mẫu số 01 nghị định 15/2018/NĐ-CP ban hành.
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm. Thời gian được tính 12 tháng cho đến ngày doanh nghiệp nộp hồ sơ lên cơ quan chức năng.
Trong phiếu này cần ghi rõ các chỉ tiêu an toàn thực phẩm đã được công bố do bộ Y tế ban hành và công nhận.
Nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền
Bước thứ 2 trong thủ tục tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm chính là bước nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền. Khi doanh nghiệp đặt trụ sở ở đâu thì nộp tại cơ quan địa phương, tỉnh, trung ương tương ứng.
Khi đến những cơ quan có thẩm quyền này thì doanh nghiệp nộp 1 bản tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm. Sau đó, sẽ được công bố sản phẩm của mình cho mọi người cùng biết.
Có thể sẽ công bố trên những phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài chẳng hạn. Hoặc cũng có thể được công bố trên trang thông tin điện tử, website của chính công ty. Miễn sao, khách hàng và cơ quan thẩm quyền có thể nhìn thấy được chỉ tiêu an toàn của những loại thực phẩm doanh nghiệp công bố.
Chịu trách nhiệm trước pháp luật
Một điểm mà doanh nghiệp cần biết là khi hoàn thành thủ tục tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm thì ngoài việc thực phẩm của doanh nghiệp sẽ được tự do kinh doanh trên thị trường.
Doanh nghiệp còn phải tự đứng ra chịu trách nhiệm trước những gì mà mình tự công bố. Đặc biệt, khi có vấn đề liên quan đến thực phẩm như thực phẩm không hợp vệ sinh hoặc không đủ an toàn thì doanh nghiệp sẽ phải đứng ra giải trình với cơ quan có thẩm quyền.
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ
Bước cuối cùng chính là cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp. Hồ sơ này sẽ được lưu trữ tại cơ quan tiếp nhận và trên website chính thức của cơ quan này cũng đăng tải những thông tin cần thiết về tên công ty, bản tự công bố và những thực phẩm mà doanh nghiệp đã tự công bố trước đó.
Khi tiếp nhận và lưu trữ thì cơ quan có thẩm quyền chỉ làm nhiệm vụ trung gian đăng tải những thông tin cần thiết lên trang web. Còn trách nhiệm hoàn toàn vẫn thuộc về doanh nghiệp nên doanh nghiệp cần lưu ý rõ vấn đề này.
Những lưu ý khi làm thủ tục tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm
Để có một quá trình tự công bố chất lượng sản phẩm thuận lợi cũng như hoàn thành thủ tục tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm mà không gặp những khó khăn thì doanh nghiệp nên lưu ý một số vấn đề như sau:
Sử dụng tiếng Việt cho hồ sơ tự công bố
Đối với hồ sơ tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm thì doanh nghiệp nhất thiết phải đánh bằng tiếng Việt. Tuyệt đối không sử dụng tiếng nước ngoài để làm hồ sơ. Tất nhiên, điều kiện này áp dụng cho cả bản tự công bố cũng như phiếu kiểm nghiệm trong hồ sơ.
Tài liệu nộp kèm phải có hiệu lực
Khi nộp hồ sơ để làm thủ tục tự công bố chất lượng thực phẩm thì nhất thiết phải có những tài liệu đi kèm để chứng thực cũng như chứng minh doanh nghiệp đã và đang hoạt động trên thị trường.
Vậy nên, những tài liệu này yêu cầu cần phải có hiệu lực cho đến thời điểm nộp hồ sơ. Nếu những tài liệu này không có hiệu lực thì cơ quan có thẩm quyền sẽ không giải quyết cho doanh nghiệp.
Thời gian thực hiện ngắn
Tổng thời gian thực hiện thủ tục tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm chỉ cần tầm khoảng 7 ngày. Thời gian này là thời gian chưa bao gồm công đoạn doanh nghiệp phân tích mẫu thử thực phẩm.
Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm
Một khi đã quyết định tự công bố tiêu chuẩn thực phẩm thì chắc chắn một điều là doanh nghiệp cần phải tự chịu trách nhiệm khi xảy ra sai sót trong quá trình kinh doanh. Cơ quan có thẩm quyền sẽ không đứng ra chịu trách nhiệm cho doanh nghiệp khi tự công bố.
Bởi vậy, doanh nghiệp cần lưu ý và tìm hiểu thật kỹ những chỉ tiêu thực phẩm an toàn để tiến hành tự công bố đạt chuẩn chất lượng nhất. Tránh những trường hợp sai sót về sau sẽ gây nhiều bất lợi cho doanh nghiệp.
Trên đây là những vấn đề liên quan đến việc tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm để cho doanh nghiệp tham khảo. Và trên hết là doanh nghiệp cũng nên chọn cho mình được những công ty chuyên về tư vấn vệ sinh an toàn thực phẩm để tin tưởng. Đến đây, mọi thắc mắc của doanh nghiệp sẽ được hướng dẫn cụ thể để doanh nghiệp tiến hành thủ tục tự công bố hoàn chỉnh nhất.
Những câu hỏi mà khách hàng thường hỏi chúng tôi.
Khi tư vấn và hỗ trợ khách hàng làm thủ tục tự công bố chất lượng sản phẩm, nhiều khách hàng đã hỏi chúng tôi như sau:
Hỏi: Công ty bạn có làm việc ngoài giờ không?
Trả lời: Có, chúng tôi luôn sẳn sàng hỗ trợ bạn mọi lúc khi bạn liên hệ với chúng tôi.
Hỏi: Công ty bạn có nhận làm ở tỉnh khác không?
Trả lời: Có, chúng tôi vẫn hỗ trợ nhiều khách hàng trên cả nước.
- Hồ Chí Minh
- Hà Nội
- Đà Nẵng
- Nha Trang
- Cần Thơ
- Hải Phòng
- Yên Bái
- Và hơn 56 tỉnh thành khác.
Hỏi: Công ty bạn có hỗ trợ nhân viên đến nơi chúng tôi không?
Trả lời: Có, chúng tôi luôn có người đến địa chỉ của bạn để hỗ trợ thêm.
Hỏi: Tôi muốn đăng ký dùng dịch vụ của bạn thì làm thế nào?
Trả lời: Bạn chỉ cần nhấn tại đây để liên hệ với chúng tôi.
Để biết thêm thông tin chi tiết thì doanh nghiệp cũng có thể liên hệ đến https://atvstp.org.vn để được hỗ trợ tư vấn nhiệt tình.
Hiện nay: ATVSTP.ORG.VN hỗ trợ mọi thủ tục giấy tờ nhanh và đầy đủ nhất tại khu vực Tp.Hồ Chí Minh. Các khu vực khác vui lòng gọi Hotline: 0909.730.849 để chúng tôi tư vấn đầy đủ tốt nhất cho bạn theo từng khu vực. Xin cám ơn.
Địa chỉ: 47/111 Nguyễn Hữu Tiến, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0975 730 849
Website: https://atvstp.org.vn