Xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản xuất kinh doanh bia, nước ngọt, nước giải khát trong và ngoài nước

các loại bia có rượu có trên thị trường
các loại bia có rượu có trên thị trường

Xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản xuất kinh doanh bia, nước ngọt, nước giải khát trong và ngoài nước

Nước giải khát là mặt hàng thiết yếu của con người. Đồng thời đây là loại nước uống có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Chính vì thế bắt buộc phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm khi sản xuất và kinh doanh. Vậy thủ tục ra sao?

nước ngọt trưng bày ở siêu thị
nước ngọt trưng bày ở siêu thị

Nước giải khát là một trong những mặt hàng thiết yếu của con người. Các sản phẩm nước giải khát tại Việt Nam đang có xu hướng phát triển nhanh trong thời gian gần đây. Trên thị trường có hàng trăm loại nước giải khát, chưa kể đến những sản phẩm được bán ở “quán cóc”, không tên tuổi. Với áp lực cạnh tranh trên thị trường, khiến các doanh nghiệp không ngừng tung ra các sản phẩm mới và thay đổi chiến lược sản xuất; Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cơ sở sản xuất nước giải khát quy mô nhỏ, đầu tư chắp vá, thiếu đồng bộ, dẫn đến không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Căn cứ vào luật an toàn thực phẩm số 55/2010, nghị định số 38/2012/NĐCP, Thông tư 29/2012/TT – BCT và căn cứ vào chức năng quyền hạn của Bộ Công Thương thì các hoạt động sản xuất kinh doanh nước giải khát là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Bộ công thương được phân công quản lý và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nước giải khát. Do nước giải khát có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người vì vậy, để được sản xuất mặt hàng này, cơ sở sản xuất phải có giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

  1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư;
  2. Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  3. Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm theo Phụ lục 2 hoặc Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư;
  4. Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh hoặc danh sách các cán bộ của cơ sở trực tiếp sản xuất, kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền được Bộ Công Thương chỉ định cấp theo quy định;
  5. Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh hoặc danh sách các cán bộ của cơ sở trực tiếp sản xuất, kinh doanh do cơ quan y tế cấp quận/huyện trở lên cấp theo quy định

Phí và lệ phí cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

  1. Cơ sở đăng ký cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm nộp phí thực hiện thẩm định và phí cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
  2. Việc quản lý phí, lệ phí kiểm tra được thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước.

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận

  1. Cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm:
  2. a) Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đối với các cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế:

– Rượu: Từ 3.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên;

– Bia: Từ 50.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên;

– Nước giải khát: Từ 20.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên;

– Sữa chế biến: 20.000 lít sản phẩm/năm trở lên;

– Dầu thực vật: Từ 50.000 tấn sản phẩm/năm trở lên;

– Bánh kẹo: Từ 20.000 tấn sản phẩm/năm trở lên;

– Bột và tinh bột: Từ 100.000 tấn sản phẩm/năm trở lên;

– Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng các sản phẩm trên.

các loại bia có trên thị trường
các loại bia có trên thị trường
  1. b) Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) cấp Giấy chứng nhận đối với:

– Các cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương trong phạm vi địa bàn tỉnh/thành phố có công suất thiết kế thấp hơn các cơ sở sản xuất có công suất thiết kế theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

  1. Cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm 

a) Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở kinh doanh trực thuộc thương nhân sản xuất thực phẩm có quy mô và mặt hàng sản xuất theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; cơ sở kinh doanh thực phẩm của thương nhân kinh doanh bán buôn hoặc đại lý bán buôn trên địa bàn từ 02 (hai) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

b) Sở Công Thương các tỉnh, thành phố cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm của thương nhân kinh doanh bán buôn hoặc đại lý bán buôn trên địa bàn 01 (một) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ sở bán lẻ thực phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố đó; các cơ sở kinh doanh trực thuộc Thương nhân sản xuất có quy mô, mặt hàng và địa bàn sản xuất theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều này.

giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiên vệ sinh an toàn thực phẩm
giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

 

 

 

 

 

 

 

Để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh hãy lien hệ cho chúng tôi ngay:

CÔNG TY TNHH MTV SXTM DỊCH VỤ SBI MIỀN NAM
Hotline: 097.8263.668 – 033.924.0600 

Email: [email protected]
Website : https://hosogiayphep.com